Kết nối

[PHP] Phần 13: Hàm

1.634 lượt xem 
 Cập nhật lần cuối: 18/07/2018 lúc 16:37:38

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các hàm trong PHP. Sức mạnh thật sự của PHP đến từ các hàm tích hợp sẵn, với hơn 1000 hàm như vậy.

Tạo hàm PHP

Ngoài các hàm PHP được tích hợp sẵn, chúng ta có thể tự tạo các hàm riêng. Một hàm là 1 khối mệnh đề có thể tái sử dụng trong chương trình, được thực thi khi được gọi đến. Một hàm được định nghĩa bằng từ khóa function với cú pháp sau.

function functionName() {
//đoạn mã thực thi
}

Lưu ý tên hàm có thể bắt đầu bằng 1 ký tự hoặc dấu gạch dưới (không phải là 1 số). Khi đặt tên hàm nên đặt có ý nghĩa để có thể đoán được chức năng thực hiện của hàm. Tên hàm không phân biệt hoa, thường.

Trong ví dụ sau, chúng ta tạo 1 hàm tên là “writeMsg()”. Dấu ngoặc nhọn mở ( { ) chỉ là vị trí bắt đầu hàm và dấu ngoặc nhọn đóng ( } ) là vị trí kết thúc hàm. Hàm này sẽ in ra kết quả là “Xin chào dammio.com!”. Để gọi hàm, chỉ cần viết tên hàm.

<?php
function writeMsg() {
    echo "Xin chào dammio-.com!";
}
writeMsg(); // gọi hàm
?>

Các tham số hàm
Dữ liệu có thể được truyền đến các hàm thông qua các đối số. Một đối số tương tự như 1 biến. Các đối số được đặc tả sau tên hàm, bên trong 2 dấu ngoặc đơn đóng và mở. Mỗi đối số cách nhau bởi 1 dấu phẩy.

Ví dụ sau mô tả 1 hàm có 1 đối số ($name). Khi hàm greetingMessage() được gọi, chúng ta có thể truyền 1 tên vào đối số $name, và dùng đối số này bên trong hàm để in ra lời chào cho 1 người nào đó.
function_arguments

<?php
function greetingMessage($name) {
    echo &quot;Chào bạn $name!<br>";
}
greetingMessage("Dammio");
greetingMessage("Vân");
greetingMessage("Quỳnh");
?>

Ví dụ tiếp theo trình bày 1 hàm có 2 đối số là $name$class. Hàm này cũng xuất ra các lời chào mừng.
function_2arguments


<?php
function greetingMessage($name, $class) {
   echo "Chào bạn $name, học lớp $class!<br>";
}
greetingMessage("Dammio","Lập trình Web");
greetingMessage("Vân", "Thiết kế Web");
greetingMessage("Quỳnh", "Tiếng Anh căn bản");
?>

Giá trị đối số mặc định
Ví dụ sau trình bày cách dùng 1 đối số mặc định. Nếu chúng ta gọi hàm setHeight() mà không có đối số thì nó sẽ lấy giá trị mặc định làm tham số.
function_default_arguments

<?php
//Tạo hàm setHeight với đối số $minheight có giá trị mặc định là 50
function setHeight($minheight = 50) {
    echo "Chiều cao là : $minheight <br>";
}

setHeight(350);
setHeight(); // sử dụng giá trị mặc định là 50
setHeight(135);
setHeight(80);
?>

Giá trị trả về của hàm
Để hàm trả về 1 giá trị nào đó, chúng ta sử dụng từ khóa return. Trong ví dụ sau, chúng ta có 1 hàm thực hiện phép cộng giữa 2 đối số $x và $y, sau đó hàm trả về kết quả cộng trên.
function_return_value

<?php
function sum($x, $y) {
    $z = $x + $y;
    return $z;
}

echo "5 + 11 = " . sum(5, 11) . "<br>";
echo "2 + 3 = " . sum(2, 3) . "<br>";
echo "8 + 4 = " . sum(8, 4);
?>

Kết luận: bài viết ra giúp các bạn cách sử dụng các hàm trong PHP cũng như các thành phần của hàm như tên hàm, các đối số, giá trị trả về.

Liên quan:  [JQuery] Phần 1: Giới thiệu về jQuery
Trích dẫn bài viết
  • APA:
    Dammio. (2016). [PHP] Phần 13: Hàm. https://www.dammio.com/2016/11/19/php-phan-13-ham.
  • BibTeX:
    @misc{dammio,
    author = {Dammio},
    title = {[PHP] Phần 13: Hàm},
    year = {2016},
    url = {https://www.dammio.com/2016/11/19/php-phan-13-ham},
    urldate = {2024-03-15}
    }
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x