Kết nối

Chỉ số thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2018

10.692 lượt xem 
 Cập nhật lần cuối: 15/07/2018 lúc 00:55:16
Thể loại: Tin công nghệ 

DAMMIO – Lợi nhuận thu được từ thị trường “thương mại điện tử” tại Việt Nam năm nay vẫn ở một con số khiêm tốn so với các quốc gia dẫn đầu trên thế giới. Cụ thể, năm 2018, Việt Nam chỉ đạt lợi nhuận 2,7 tỉ USD từ các hoạt động kinh doanh trực tuyến trên Internet. So với các quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á, lợi nhuận Việt Nam xếp thứ 4 trong khi khu vực, sau Thái Lan với 3.6 tỉ USD, Singapore với 3.9 tỉ USD và Indonesia 9.1 tỉ USD. [1]

Nếu so với các nước phát triển, Việt Nam còn thua kém rất nhiều, chỉ bằng 0.4% thị trường Hoa Kỳ và 0.5% thị trường Trung Quốc. Các quốc gia dẫn đầu về chỉ số lợi nhuận là: Hoa Kỳ với 636 tỉ USD, Trung Quốc với 504 tỉ USD và Nhật Bản với 104 tỉ USD, vương quốc Anh với 86 tỉ USD và vị trí thứ 5 là Cộng hòa Liên bang Đức với 70 tỉ USD lợi nhuận thương mại điện tử.

Nhiều chuyên gia cho rằng lợi nhuận thương mại điện tử của Việt Nam được xem là chưa tương xứng với lượng người dùng tiếp cận Internet đông đảo năm 2018 là 64 triệu người dùng và gần 450000 tên miền tiếng Việt đang hoạt động. [2]

Theo số liệu từ Stalista, trung bình mỗi người dùng ở Việt Nam tiêu khoảng 54.89 USD/năm (khoảng 1.27 triệu VND) hay chỉ 106k VND/tháng để mua sắm online. Tỉ lệ người dùng tham gia giao dịch online đạt 52.5% và dự đoán đạt 55.9% năm 2022, ngược lại ở các nước phát triển con số này là khoảng hơn 70%. Năm 2018, có 49 triệu người dùng tham gia mua sắm trực tuyến, đạt 76% so với số lượng người dùng Internet. Có thể do thói quen mua sắm theo cách thức trực tiếp (đi chợ, siêu thị,…) cũng như tin tưởng về chất lượng sản phẩm, an toàn thông tin, chính sách đổi trả khi mua sắm trên mạng khiến nhiều người chưa thực sự “thoải mái” mua sắm online.

Số người tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam

Chỉ một điểm sáng đáng chú ý là tỉ lệ tăng trưởng “eCommerce” ở Việt Nam được xem nằm trong nhóm các nước top đầu trong các năm gần đây. Dự đoán năm 2002, lợi nhuận thu được từ các hoạt động thương mại điện tử là khoảng 4.5 tỉ đô la Mỹ. Phân khúc thị trường lớn nhất là mảng kinh doanh “Đa phương tiện và điện tử” với khối lượng đạt 960 triệu đô la Mỹ năm 2018. Vì vậy, có thể nói người dùng Việt Nam rất ưa chuộng các sản phẩm điện tử (laptop, điện thoại, phụ kiện kèm theo) khi giao dịch mua bán trên mạng.

Để đạt được lợi nhuận tối đa, các nhà doanh nghiệp phải chú trọng phát triển trang web để tương thích với các thiết bị di động. Các hoạt động giao dịch phổ biến như truy cập thông tin tài khoản ngân hàng (Internet Banking), chuyển tiền, thanh toán hóa đơn hoặc đặt vé xem phim, vé máy bay, đặt phòng khách sạn đều được thực hiện trên thiết bị di động không riêng gì ở Việt Nam mà còn ở cả khu vực Đông Nam Á. [3]

Liên quan:  Tổng quan về hình thức thương mại điện tử B2C ở Việt Nam năm 2018

Mảng kinh doanh phát triển mạnh

Một số mảng kinh doanh mà nhà đầu tư/doanh nghiệp cần chú ý phát triển mạnh đó là:

  • Bán sản phẩm hữu hình thông qua các kênh kỹ thuật dưới hình thức B2C (Business to Customer): Hình thức này rất phổ biến ở Việt Nam với sự có mặt hàng loạt công ty sừng sỏ như Lazada, Sendo, Thế giới Di động, Tiki, Shopee,…
  • Mua bán thông qua máy tính để bàn (notebook) và mua bán thông qua các điện thoại di động (điện thoại thông minh): người mua thông thường chỉ sử dụng các thiết bị điện tử để giao dịch chứ hiếm khi qua điện thoại hay tiếp thị trực tiếp.
  • Bán hàng giữa các cá nhân theo hình thức C2C: các trang rao vặt phát triển mạnh và bán hàng trên Facebook rất phổ biến.

Mảng kinh doanh tiềm năng

Bên cạnh những mảng phát triển, có 1 số mảng rất khó phát triển ở Việt Nam như sau.

  • Phương tiện kỹ thuật số (eBook, tải âm nhạc): tâm lý người dùng quen với tải chùa, xem chùa nội dung số online vì vậy mảng kinh doanh này rất khó phát triển. Trang điển hình ở mảng này đó là tailieu.vn.
  • Dịch vụ phân phối kỹ thuật số (vé máy bay): chưa thật sự phổ biến, người dùng có xu hướng mua trực tiếp ở các hãng máy bay do lo ngại vé bị đội giá, không an toàn.
  • Thị trường B2B (ví dụ như Alibaba): ít doanh nghiệp mua bán với nhau theo hình thức trực tuyến, thay vào đó họ thích làm ăn trực tiếp để có sự tin tưởng.
  • Bán hàng qua sử dụng: người dùng Việt Nam luôn có tâm lý chê hàng đã qua sử dụng, mặc dù cũng có 1 vài website làm ăn tốt qua hình thức này, đại bộ phận vẫn chưa phát triển.

Tham khảo

[1] Theo số liệu thống kê: Stalista. Truy cập ngày 10 tháng 07 năm 2018.
[2] Theo số liệu thống kê: http://www.thongkeinternet.vn/. Truy cập ngày 10 tháng 07 năm 2018.
[3] CafeF. 46% người tiêu dùng Việt Nam thích mua sắm trực tuyến. Truy cập ngày 15 tháng 07 năm 2018.

Bản quyền

Vui lòng trích dẫn nguồn từ DAMMIO.COM nếu tái sử dụng thông tin từ website này.

Trích dẫn bài viết
  • APA:
    Dammio. (2018). Chỉ số thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2018. https://www.dammio.com/2018/07/10/chi-so-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-nam-2018.
  • BibTeX:
    @misc{dammio,
    author = {Dammio},
    title = {Chỉ số thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2018},
    year = {2018},
    url = {https://www.dammio.com/2018/07/10/chi-so-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-nam-2018},
    urldate = {2024-12-06}
    }
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Sơn
Sơn
6 năm trước

Các công ty bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam đều bị thua lỗi, một phần tâm lý người dung không mua thích mua sắm qua mạng.

2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x