Kết nối

Cáp thông tin dưới biển (submarine communications cables) là gì?

3.110 lượt xem 
 Cập nhật lần cuối: 21/05/2018 lúc 16:39:46

DAMMIO.COMCáp thông tin liên lạc dưới biển (đôi khi gọi là cáp biển, cáp mạng biển, cáp mạng vượt đại dương, một số trường hợp nhầm lẫn là cáp quang biển do công nghệ quang phổ biển hiện này để làm dây cáp) là một dạng cáp đặt dưới đáy đại dương giữa các trạm đất liền để truyền tín hiệu mạng xuyên qua biển hay các đại dương. Các dây cáp thông tin dưới biển đầu tiên được xây dựng vào thập niên 1850 để truyền tín hiệu điện báo giữa các châu lục, chẳng hạn cáp điện báo xuyên Đại Tây dương được đưa vào hoạt động vào ngày 16 tháng 08 năm 1858. Các thế hệ cáp tiếp theo truyền lưu lượng điện thoại, sau đó lưu lượng truyền dữ liệu. Ngày nay, các cáp hiện đại sử dụng công nghệ sợi quang học để truyền thông tin kỹ thuật số, bao gồm điện thoại, Internet và lưu lượng dữ liệu riêng. Do đó, người ta thường gọi tắt cáp thông tin dưới biển là cáp quang biển hay cáp quang dưới biển. Các tuyến cáp dưới biển kết nối tất cả châu lục trên thế giới với nhau trừ châu Nam Cực.

Cấu tạo cáp thông tin dưới biển

Các dây cáp hiện đại có đường kính khoảng 1 inch (25 mm) và nặng 2.5 tấn trên 1 dặm (1.4 tấn/km) ở các phần biển sâu. Ở các khu vực gần bờ, cáp thường nặng và to hơn vì nguy cơ đứt cáp nhiều hơn do các hoạt động con người (trộm cáp, mỏ neo,..) và thiên nhiên (núi lửa, sóng thần, cá mập,…) có xác suất cao hơn ở biển sâu.

Các loại cáp hiện đại bao gồm rất nhiều lớp vỏ bọc bên ngoài và lớp truyền dữ liệu thường là lớp trong cùng. Hình sau mô tả cấu tạo của một dạng cáp quang biển điển hình gồm 8 lớp. Tuy nhiên, có rất nhiều loại cáp thông tin liên lạc dưới biển khác tùy theo tiêu chuẩn công nghiệp sản xuất và mục đích sử dụng.

Các lớp cấu tạo một dạng cáp thông tin dưới biển.
Các lớp cấu tạo một dạng cáp thông tin dưới biển. Ảnh: Wikipedia.

Tên các lớp đó như sau:

  1. Polyetylen là chất dựa dẻo rất bên bỉ, chống thấm nước và rất phổ biến hiện nay. Polyetylen chủ yếu được dùng để làm vỏ các ống nhựa, dây dẫn điện và dây cáp.
  2. Băng dính BoPET
  3. Các búi bằng thép có tác dụng tạo độ bền dẻo dai cho các lớp bên trong khi dây cắp bị vặn, xoắn hay bị kéo căng.
  4. Vỏ chống thấm nước bằng nhôm
  5. Polycarbonate
  6. Ống bằng đồng hoặc nhôm
  7. Thạch dầu (petroleum jelly): thạch dầu có tác dụng không phản ánh sáng ra các lớp vỏ vì vậy trên đường truyền, các tín hiệu quang học bị mất mát rất ít.
  8. Các sợi quang học: dùng để truyền dữ liệu giữa các trạm trên bờ.

Lắp đặt, sửa chữa

Chi phí lắp đặt cáp quang rất cao cũng như đòi hỏi kỹ thuật, tiêu chuẩn phức tạp; thường chỉ những tập đoàn lớn trong lĩnh vực mạng truyền thông mới có thể nhận hợp đồng này. Tùy theo dự án, chất lượng và công nghệ cáp, việc lắp đặt có chi phí khác nhau. Ví dụ tuyến cáp FASTER của Google kết nối Hoa Kỳ với các nước châu Á có độ dài 9000 km và tốc độ truyền 60 Gbps với chi phí 300 triệu USD. Như vậy, mỗi km cáp tuyền FASTER có chi phí 33333 USD, tương đương khoảng 750 triệu VND, một con số khá đắt đỏ.

Một kỹ thuật viên đang sửa chữa cáp quang biển.
Một kỹ thuật viên đang sửa chữa cáp quang biển.

Các nguyên nhân đứt cáp rất đa dạng, với 70% thuộc về nguyên nhân con người và 30% thuộc về thiên nhiên. Một số nguyên nhân đứt cáp hàng đầu là trộm cắp, mỏ neo, động đất, nền đại dương bị thay đổi, và thậm chí là bị cá mập cắn. Việc sửa chữa đứt cáp không hề dễ dàng và thời gian sửa chữa tùy theo độ sâu và địa hình nơi đặt cáp, thường mất 1-2 tuần mới có thể khắc phục sự cố. Quy trình sửa chữa gồm các bước đơn giản: xác định vị trí đứt, đưa cáp lên mặt nước, nối cáp, thử tín hiệu nối, thả cáp xuống mặt biển, thử tín hiệu lần nữa. Nhiều trường hợp thợ lặn phải lặn xuống mặt nước và nối cáp trực tiếp dưới việc, công việc này rất khó và đòi hỏi kỹ thuật viên phải có tay nghề rất cao. Thông tư 273/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính, từ ngày 1/1/2017 lệ phí xin giấy phép sửa chữa tuyến cáp biển mỗi một lần xảy ra sự cố khoảng 500.000 USD, trong khi đó chi phí trước đây là 50.000 USD, điều này được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá là chưa phù hợp.

Liên quan:  Tuyến cáp quang dưới biển APG (Asia-Pacific Gateway)

Ưu và nhược điểm của các hệ thống cáp dưới biển

Ưu điểm

Cáp dưới biển được sử dụng nhiều vì tính kinh tế vẫn cao hơn so với cáp trên bờ. Để xây dựng tuyến cáp trên bờ, con người buộc phải xây dựng các trụ đỡ cáp hoặc là xây dựng đường hầm dưới đất chứa cáp, việc này khiến chi phí tăng lên. Hơn nữa, cáp biển không bị ảnh hưởng nhiễu sóng, giảm chất lượng đường truyền khi xảy ra bão, mưa gió,… như vệ tinh hay các tuyến cáp mặt đất. Cáp biển cũng giảm thiểu sự tác động của con người và an ninh hơn khi tuyến cáp này chủ yếu chạy dưới mặt biển.

Nhược điểm

Do tuyến cáp này hầu hết đặt dưới biển, cho nên nhược điểm đầu tiên là tuyến cáp nếu bị hư hỏng thì việc sửa chữa lâu, kỹ thuật phức tạp và chi phí lớn. Nhược điểm thứ hai là do các tuyến cáp biển chứa tải trọng lưu lượng Internet rất lớn (do ưu tiên xây dựng) cho nên nếu một tuyến cáp hư hỏng sẽ gây ảnh hưởng đến đường truyền Internet nói chung ở các quốc gia chưa phát triển mạnh và đa dạng về hạ tầng mạng.

Có nên đẩy mạnh triển khai cáp thông tin liên lạc dưới biển ở Việt Nam?

Tất nhiên, việc triển khai cáp dưới biển là thực sự rất cần thiết và Việt Nam nên đẩy mạnh xây dựng các tuyến cáp mới nhiều hơn nữa. Xét về mặt địa lý, Việt Nam là quốc gia tiếp giáp với Campuchia, Lào và Trung Quốc. Trong 2 quốc gia láng giềng Đông Dương thật sự không phát triển về hạ tầng mạng, vì việc kết nối Internet trên đất liền với 2 quốc gia này thực sự không mấy hiệu quả. Trong khi đó, kết nối các tuyến cáp với quốc gia phát triển mạng lưới viễn thông cao như Trung Quốc cũng giúp ích cho việc hòa mạng với thế giới, tuy nhiên chúng ta không thể chỉ phụ thuộc vào 1 quốc gia (lý do an ninh) mà phải đa dạng hóa mạng lưới kết nối hiện có.

Bản đồ thể hiện các tuyến cáp biển Việt Nam kết nối với thế giới.
Bản đồ thể hiện các tuyến cáp biển Việt Nam kết nối với thế giới.

Lý do thứ hai ủng hộ việc tiếp tục triển khai cáp biển ở Việt Nam là quốc gia này có bờ biển dài hơn 2000 km và tiếp giáp với Biển Đông, một vùng biển hàng hải quan trọng với 15 tuyến cáp dưới biển chạy ngang qua kết nối châu Âu, châu Phi, Trung Đông, Nam Á với Đông Nam Á, Đông Á cũng như theo hướng thì Bắc Mỹ xuyên qua Thái Bình Dương kết nối với các khu vự Đông Nam châu Á. Theo bản đồ ở trên, các thành phố kết nối với các tuyến cáp quang là Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu và Quy Nhơn. Ngoài ra, các thành phố nam duyên hải miền Trung là nơi rất thích hợp để xây dựng các tuyến cáp quang biển kết nối với thế giới.

Trong quá trình triển khai xây dựng, lợi thế của Việt Nam là không cần bỏ qua nhiều chi phí để xây dựng tuyến cáp và chỉ cần xây dựng tuyến cáp kết nối từ Việt Nam đến các hệ thống cáp chạy ngang qua biển Đông do nhu cầu thông tin của thế giới và các quốc gia phát triển. Đương nhiên, nếu chỉ nhìn gói gọn về hệ thống cáp biển, chúng ta cũng thấy tầm quan trọng về mặt an ninh và thông tin liên lạc ở Biển Đông bên cạnh các lợi ích kinh tế, chính trị khác.

Trích dẫn bài viết
  • APA:
    Dammio. (2018). Cáp thông tin dưới biển (submarine communications cables) là gì?. https://www.dammio.com/2018/05/17/cap-thong-tin-duoi-bien-submarine-communications-cables-la-gi.
  • BibTeX:
    @misc{dammio,
    author = {Dammio},
    title = {Cáp thông tin dưới biển (submarine communications cables) là gì?},
    year = {2018},
    url = {https://www.dammio.com/2018/05/17/cap-thong-tin-duoi-bien-submarine-communications-cables-la-gi},
    urldate = {2024-10-06}
    }
Theo dõi
Thông báo của
guest
3 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Dung Nguyen
Dung Nguyen
6 năm trước

nhìn bản đồ là hiểu tại sao các nước đều muốn có biển Đông =))

trackback

[…] khoahoc.tv đứt cáp quang – KhoaHoc.tv medium.com Service Unavailable – Medium http://www.dammio.com Cáp thông tin dưới biển (submarine communications cables) là gì? | | DAMMIO DAMMIO.COM – […]

trackback

[…] Nguồn: … […]

3
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x