DAMMIO.COM – SMW3 hay còn gọi là SEA-ME-WE3 (viết tắt cụm từ South-East Asia – Middle East – Western Europe 3) là một tuyến cáp quang ngầm dưới biển liên kết các vùng Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu. SMW3 là tuyến cáp quang biển dài nhất thế giới, được bắt đầu xây dựng vào đầu năm 1999 và hoàn thành vào cuối năm 2000. Tại Việt Nam, tuyến cáp này liên kết với thành phố Đà Nẵng khi nó chạy ngang qua Biển Đông để hướng tới Đài Loan, Trung Quốc sau đó là Hàn Quốc và Nhật Bản. Tiền thân của SMW3 chính là tuyến SMW2, ra đời năm 1994, và trước đó nữa là tuyến SMW ra đời năm 1985 với hơn 13.500 km bằng cáp đồng trục.
France Telecom và China Telecom là 2 tập đoàn viễn thông tham gia khởi đầu xây dựng và phát triển tuyến cáp SMW3, sau đó tập đoàn Singtel, một nhà khai thác viễn thông thuộc chính phủ Singapore tham gia với vai trò là quản lý. Hiệp hội tuyến cáp được thành lập từ 92 nhà đầu tư trong ngành công nghiệp viễn thông. Tuyến cáp quang biển SMW3 dài 39000 km (khoảng 24000 dặm) và sử dụng công nghệ Wavelength Division Multiplexing (WDM) với việc truyền SDH (Synchronous Digital Hierarchy – phân cấp kỹ thuật số đồng bộ) để tăng lưu lượng và chất lượng tín hiệu, đặc biệt trên khoảng cách rất xa. Tuyến cáp SMW3 có lộ trình kéo dài từ miền bắc nước Đức qua Úc rồi đến Nhật Bản.
Theo thông tin website quản lý tuyến cáp, dung lượng hệ thống đã được nâng cấp nhiều lần cho đến nay để đáp ứng nhu cầu phát triển Internet trên thế giới. Hệ thống cáp có hai cặp sợi quang, mỗi cặp mang (tính đến tháng 05/2007) 48 bước sóng 10 Gbit/s. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2015, với công tác mở rộng công suất lần thứ 5 đã được phân phối đến các chủ sở hữu tuyến cáp khiến dung lượng dữ liệu toàn tuyến tăng đáng kinh ngạc với các công nghệ 100G. Theo đó, mỗi cặp cáp mang dữ liệu 2.3 Tbit/s, tức toàn tuyến có thể truyền đến 4.6 Tbit/s, một con số khá lớn.
Các điểm kết nối với tuyến cáp SMW3
Tuyến cáp quang biển SMW3 chứa 39 điểm kết nối từ 33 quốc gia trên thế giới, điểm bắt đầu là thành phố Norden nước Đức và kết thúc là thành phố Okinawa, Nhật Bản. Thành phố thuộc Việt Nam duy nhất tham gia vào tuyến cáp là Đà Nẵng (số 30 trên bản đồ).
Sau đây là danh sách 39 điểm kết nối với tuyến cáp quang biển SMW3:
- Norden, Aurich, Đức
- Oostende, Bỉ
- Goonhilly Downs, Vương Quốc Anh
- Penmarch, Pháp
- Sesimbra, Bồ Đào Nha
- Tétouan, Ma Rốc
- Mazara del Vallo, Ý
- Chania, Greek
- Marmaris, Thổ Nhĩ Kỳ
- Geroskipou, Cộng hòa Síp
- Alexandria, Ai Cập
- Suez, Ai Cập
- Jeddah, Ả Rập Xê Út
- Djibouti, Djibouti
- Muscat, Oman
- Fujairah, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
- Karachi, Pakistan
- Mumbai, Ấn Độ
- Kochi, Ấn Độ, Ấn Độ
- Dehiwala-Mount Lavinia, Sri Lanka
- Pyapon, Myanmar
- Satun, Thái Lan
- Pulau Pinang, Malaysia
- Medan, Indonesia
- Tuas, Singapore
- Jakarta, Indonesia
- Perth, Úc
- Mersing, Malaysia
- Gadong A, Brunei-Muara, Brunei
- Đà Nẵng, Việt Nam
- Batangas, Philippines
- Đãng Tử, Ma Cao
- Vịnh nước sâu, Hồng Kông, Trung Quốc
- Sán Đầu, Trung Quốc
- Phương Sơn, Bình Đông, Đài Loan
- Đầu Thành, Nghi Lan, Đài Loan
- Thượng Hải, Trung Quốc
- Geoje, Hàn Quốc
- Okinawa, Nhật Bản
Theo chúng tôi, việc Việt Nam tham gia tuyến cáp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về công tác phát triển công nghệ hạ tầng Internet, cũng như hòa nhập kết nối dữ liệu với thế giới. Hiện nay, do lưu lượng dữ liệu cực lớn kết nối với nhiều quốc và cấu trúc chi phí đổi mới, SMW3 cần phải không ngừng nâng cấp để đáp ứng nhu cầu truyền tải của các công nghệ mới như dịch vụ băng rộng, Internet, dịch vụ video và ATM.
- APA:
Dammio. (2018). Tuyến cáp quang dưới biển SMW3 (South-East Asia – Middle East – Western Europe 3). https://www.dammio.com/2018/04/29/tuyen-cap-quang-duoi-bien-smw3-south-east-asia-middle-east-western-europe-3.
- BibTeX:
@misc{dammio,
author = {Dammio},
title = {Tuyến cáp quang dưới biển SMW3 (South-East Asia – Middle East – Western Europe 3)},
year = {2018},
url = {https://www.dammio.com/2018/04/29/tuyen-cap-quang-duoi-bien-smw3-south-east-asia-middle-east-western-europe-3},
urldate = {2024-12-05}
}