Tỉ lệ bỏ trang (tiếng Anh là bounce rate) là thuật ngữ tiếp thị Interent dùng trong phân tích lưu lượng Web. Tỉ lệ này thể hiện phần trăm người dùng đến website và rời đi ngay lập tức mà không xem thêm bất cứ trang nào khác trên cùng 1 website.
Tỉ lệ bỏ trang (bounce rate) không phải là tỉ lệ thoát (exit rate) như nhiều website nhận định, tỉ lệ bỏ trang chỉ trường hợp con của tỉ lệ thoát hay còn gọi là tỉ lệ thoát trang.
Tỉ lệ bỏ trang là một cách đo sự hiệu quả của một trang web trong việc kích thích người dùng tiếp tục xem trang. Nó được thể hiện ở tỉ lệ % và phần các viếng thăm chỉ kết thúc ngay trong trang đầu tiên người dùng đến với website.
Mục đích
Tỉ lệ bỏ trang có thể dùng để định nghĩa tính hiệu quả hay hiệu suất của một trang ban đầu trong việc thu hút sự quan tâm của người dùng. Trang ban đầu (entry page) với tỉ lệ bỏ trang thấp nghĩa là trang này hiệu quả vì người dùng sẽ xem nhiều trang khác và tìm kiếm nội dung nhiều hơn ở website.
Tỉ lệ bỏ trang chỉ ra website chưa làm tốt việc thu hút thị hiếu người dùng. Điều này có nghĩa người dùng chỉ xem 1 trang duy nhất và không xem các trang khác nữa mà rời ngay khỏi trang. Khi gặp trường hơp này, các admin nên xem lại website của mình xem nội dung có thực sự hay, bổ ích và phong phú, web có nhiều liên kết đến trang khác,…
Ví dụ hình sau trong 1 bài viết của website dammio.com chứa các liên kết bài viết cùng 1 danh mục (khung xanh) giúp giảm tỉ lệ bỏ trang, nếu trang đang xem người dùng không thích nội dung, họ có thể xem các trang khác theo liên kết.
Việc diễn giải tỉ lệ bỏ trang nên có liên quan đến mục tiêu kinh doanh của trang web và các định nghĩa về tỉ lệ chuyển đổi. Tỉ lệ bỏ trang cao không phải lúc nào cũng là dấu hiệu trang web có hiệu suất kém. Trên các website khi người dùng tìm thấy đúng nội dung cần tìm như chia sẻ kiến thức về vấn đề gì đó (từ điển, công thức nấu ăn, thông tin du lịch,…), thì tỉ lệ bỏ trang trên các trang này có thể sẽ khá thấp và không có ý nghĩa bằng việc định nghĩa tỉ lệ chuyện đổi thành công.
Ngược lại, tỉ lệ bỏ trang ở các trang web thương mại điện tử phải tương ứng với tỉ lệ chuyển đổi mua hàng, nếu website bán hàng có tỉ lệ bỏ trang cao đồng nghĩa với việc không có đơn mua hàng nào. Theo thống kê, thông thường trung bình tỉ lệ bỏ trang ở website e-commerce khoảng 60%, trong khi các trang web mua bán hàng đầu như Lazada chỉ khoảng 30%.
Công thức
Việc bỏ trang xảy ra khi một người dùng chỉ xem 1 trang trên website, và rời trang mà không xem các trang khác trước một phiên giao dịch xảy ra. Hiện nay, không có thời gian tối đa hoặc tối thiểu theo chuẩn công nghiệp để đo lường việc bỏ trang xảy ra. Ví dụ, có trang web thống kê tính khi người dùng xem một trang web nào đó và không xem trang nào nữa trong vòng 20 phút (thời gian Session mặc định) thì được tính là 1 lần bỏ trang, trong khi một số website thống kê khác đưa ra con số là 30 phút.
Tỉ lệ bỏ trang được tính theo công thức:
với
= tỉ lệ bỏ trang
= Tổng số khách chỉ xem một trang duy nhất
= Tổng toàn bộ trang được xem ban đầu
Một người dùng có thể bỏ trang với lý do:
- Nhấn vào liên kết trên trang đến trang web khác.
- Đóng 1 cửa sổ hay tab
- Gõ một URL mới
- Nhấn nút Back để rời trang
- Hết phiên làm việc
Có hai ngoại lệ: 1) Website của bạn chỉ 1 trang duy nhất 2) Phần giá trị offline của bạn hấp dẫn người xem và đem lại thông tin người ta cần và do đó người này rời trang. Ví dụ, bạn cần tìm thông tin về số điện thoại của công ty ABC, khi bạn đã tìm được trên website của công ty thì không có lý do nào khác để bạn xem trang khác nữa. Thời gian hết hạn phiên người dùng phổ biến khoảng 30 phút. Điều đó có nghĩa, nếu người dùng không xem trang nào khác ngoài trang xem ban đầu và quá thời gian cho phép thì được tính là bỏ trang.
Tham khảo
- Farris, Paul W.; Neil T. Bendle; Phillip E. Pfeifer; David J. Reibstein (2010). Marketing Metrics: The Definitive Guide to Measuring Marketing Performance. Upper Saddle River, New Jersey: Pearson Education, Inc. ISBN 0-13-705829-2. The Marketing Accountability Standards Board (MASB) endorses the definitions, purposes, and constructs of classes of measures that appear in Marketing Metrics as part of its ongoing Common Language: Marketing Activities and Metrics Project.
- Cooley, R.; B. Mobasher; J. Srivastava (1999). “Data Preparation for Mining World Wide Web Browsing Patterns” (– Scholar search). Journal of Knowledge and Information System. 1 (1): 5–32. Retrieved 2008-08-25.
- Search Intent: Understanding Bounce Rates of Web Portals and Referential Content Sites by Scott Offord Archived January 7, 2012, at the Wayback Machine.