Thử hình dung, với một website có nội dung lộn xộn, điều đó không những làm người dùng khó chịu khi duyệt web hay tìm kiếm thông tin mà còn làm cho cơ chế tìm kiếm đánh giá thấp website đó.
Phân chia cấu trúc website là rất quan trọng
Website có cấu trúc rõ ràng giúp ích người dùng tìm kiếm chính xác nội dung họ muốn, cũng như cho các cơ chế tìm kiếm hiểu được nội dung nào là quan trọng. Mặc dù kết quả tìm kiếm Google chỉ ở cấp độ trang, tuy nhiên Google lại ưa thích tìm hiểu vai trò của các trang trong toàn bộ website. Thử bật trình duyệt, tìm kiếm cụm từ VnExpress ở Google, bạn sẽ thấy trong kết quả đầu tiên, ngoài trang chủ của VnExpress, bạn còn có thể thấy các trang con khác như hình.
Hình trên thể hiện điều gì? Nó thể hiện Google hiểu được mối liên hệ giữa các trang web trong website VnExpress và thông tin người dùng truy cập, từ đó xếp hạng và liên kết các phần website được truy cập nhiều nhất ở kết quả tìm kiếm.
Lên kế hoạch tạo cấu trúc thư mục Web
Đầu tiên, bạn hãy bắt đầu với trang chủ (còn gọi là trang nhà, trang chính, Home, Root). Trang chủ là trang mặt tiền khi người dùng vào trang của bạn theo URL với tên domain và không có tham số nào khác sau đó. Trên trang chủ bạn phải phân chia rõ cấu trúc website theo từng danh mục, mỗi danh mục lại chứa bài viết, mỗi bài viết có mối liên quan với nhau qua tag, hay bài viết liên quan,… kèm theo đó là các trang web tĩnh.
Ví dụ, vào trang web https://www.dammio.com, bạn sẽ thấy 2 menu chính là submenu trên đầu với các trang Giới thiệu, Hợp tác, Liên hệ và menu chính (màu đỏ) với các danh mục Trang chủ, Thiết kế Web, Lập trình Web ASP.NET,… khi bấm vào mỗi danh mục, bạn sẽ thấy danh sách các bài viết hay các danh mục con. Cứ như vậy, bạn đã hình thành cấu trúc website cơ bản rồi đó.
Cần có 1 breadcrumb (đường dẫn) để người dùng biết họ đang ở đâu
Sau khi phân chia cấu trúc website, bạn cần phải có 1 breadcrumb để người dùng biết được vị trí của họ trong website của bạn. Ví dụ, 1 breadcrumb của website dammio.com như sau:
Nhìn vào hình trên, bạn có thể biết được bài viết ở trong danh mục “Thủ thuật” và danh mục này dưới trang chủ 1 cấp.
Cho phép truy cập website bằng cách xóa các phần ở URL
Với 1 đường dẫn URL bất kỳ, nếu bạn thử xóa dần từ phải sang trái đi các thành phần phân chia nhau bằng cách gạch dọc (/) thì một số website vẫn duyệt được nội dung. Đây là cách giúp người dùng thích website của bạn hơn, thay vì dùng sơ đồ cấu trúc website có sẵn giao diện, họ có thể dùng cách này để phán đoán website của bạn. Nếu trang web không tìm thấy, bạn hãy kéo về trang 404 hiển thị lỗi với giao diện y hệt các trang web khác để cho phép tiếp tục xem các trang web khác, thay vì hiển thị trang lỗi vô cảm.
Ví dụ với đường dẫn https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/ngon-ngang-giay-phep-con-3645667.html, chúng ta thử xóa từng phần thành https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin, và https://vnexpress.net/tin-tuc và https://vnexpress.net mà vẫn duyệt được nội dung trang, vậy quá tuyệt đúng không.
Bản đồ website
Để cấu trúc kỹ càng hơn, bạn hãy xây dựng bản đồ trang web, chia 2 bản, 1 bản cho người dùng, 1 bản cho các cơ chế tìm kiếm. Bản đồ dành cho người dùng chỉ là 1 trang web đơn giản, trong đó phân chia cấu trúc website để người dùng có thể click chuột và duyệt website của bạn. Bản đồ dành cho Google, bạn phải dùng tập tin xml, chẳng hạn sitemap.xml và báo cho Google biết cấu trúc website của bạn ở Google’s Webmaster Tools (https://www.google.com/webmasters/tools/home?hl=vi).
Một số gợi ý
1. Bạn nên tạo cấu trúc website một cách tự nhiên, tùy theo nội dung bạn có chứ đừng ép buộc, tạo rất nhiều thể loại nhưng đều là thể loại trống. Hãy đơn giản cấu trúc để người dùng có thể duyệt website bạn dễ dàng.
2. Bạn nên dùng “text” (văn bản) để tạo cấu trúc website thông qua thẻ ul, li, và a,… từ đó cơ chế tìm kiếm nắm bắt cấu trúc website tốt hơn thay vì dùng flash hoặc javascript. Do đó, nên hạn chế các menu không dùng “text” văn bản.
Kết luận: Cấu trúc website tốt luôn dẫn đến những tích cực với website của bạn, khách hàng truy cập nhiều hơn, cơ chế tìm kiếm hiểu rõ website hơn và từ đó đưa ra gợi ý phù hợp, giúp trang web có thứ hạng cao hơn trong các kết quả tìm kiếm.
- APA:
Dammio. (2017). [SEO cơ bản] Phần 4: Phân chia cấu trúc website hợp lý, dễ truy cập. https://www.dammio.com/2017/09/24/seo-co-ban-phan-4-phan-chia-cau-truc-website-hop-ly-de-truy-cap.
- BibTeX:
@misc{dammio,
author = {Dammio},
title = {[SEO cơ bản] Phần 4: Phân chia cấu trúc website hợp lý, dễ truy cập},
year = {2017},
url = {https://www.dammio.com/2017/09/24/seo-co-ban-phan-4-phan-chia-cau-truc-website-hop-ly-de-truy-cap},
urldate = {2024-10-11}
}