Kết nối

Các website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam năm 2018

6.564 lượt xem 
 
Thể loại: Tin công nghệ 

DAMMIO.COM – Ở Việt Nam, các hình thức kinh doanh thương mại điện tử ở các website chủ yếu là B2C (Business to Customer) và C2C (Customer to Customer). Trong đó, B2C chiếm tỉ trọng nhiều nhất, trong 50 website top đầu về thương mại điện tử thì có đến 44 website theo hình thức này. Ngược lại, chỉ có 6 website theo hình thức C2C. Ngoài ra, không có bất kỳ website theo hình thức thương mại điện tử khác có mặt trong top 50.

Để lý giải vì sao B2C (hình thức Doanh nghiệp với Khách hàng) lại được ưu chuộng như vậy thì có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Người dùng không tin cậy khi tham gia hình thức C2C, tức là hình thức giao diện trực tiếp khách hàng với khách hàng nên cá nhân phải chịu trách nhiệm khi sự cố xảy ra. Hơn nữa, do giao dịch trên môi trường mạng, hình thức C2C để xảy ra lừa đảo.
  • Hình thức B2C khiến khách hàng yên tâm hơn, tức là Doanh nghiệp (cửa hàng) có trụ sở, địa chỉ, mã số thuế,… bán hàng và khách hàng mua hàng từ Doanh nghiệp đều được đảm bảo về mặt pháp luật khi tranh chấp. Các đơn vị B2C làm ăn uy tín thì càng có nhiều khách hàng.
  • Các hình thức khác như B2B, G2B (Chính phủ với Doanh nghiệp), G2C (Chính phủ điện tử),… còn quá mới lạ ở Việt Nam và chưa được chú trọng phát triển.

Trong bài viết này, chúng tôi liệt kê 10 website (gồm cả B2C và C2C) dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay.

Danh sách 10 website hàng đầu về thương mại điện tử ở Việt Nam – Nguồn: iprice.vn

Vị trí dẫn đầu, không ai khác chính là Lazada với con số khủng 50.4 triệu người truy cập mỗi tháng, kế đến là Thế giới Di động với 39.6 triệu người/tháng và vị trí thứ 3 là Sendo với 24 triệu người/tháng.

Liên quan:  Tổng quan về hình thức thương mại điện tử B2C ở Việt Nam năm 2018

Vị trí thứ tư “ngựa ô” thật sự bất ngờ khi Shopee chen chân vào thị trường thương mại dù chỉ mới thành lập trong thời gian ngắn. Phải chăng đoạn quảng cáo có sự góp mặt của Sơn Tùng MTP đã giúp doanh nghiệp này mau chóng thu hút khác hàng?

Tiếp đến, Tiki, Điện Máy Xanh (cũng của Thế giới Di Động), Vật giá chia nhau vị trí thứ 5, 6 và 7. A Đây rồi và Lozi chia nhau vị trí thứ 9 và 10. Trong số các website có hình thức kinh doanh C2C, đứng đầu vẫn là Shopee, website này có 2 hình thức kinh doanh cùng lúc là B2C và C2C. Vị trí thứ hai là Lozi với 4.4 triệu người truy cập mỗi tháng, đây là website cộng đồng đăng bán đồ rất được ưa chuộng ở Việt Nam.

Nhìn chung, theo quan điểm của chúng tôi, top đầu các website thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 đều là những cái tên rất quen thuộc với khách hàng, chẳng như Lazada không những “làm mưa làm gió” ở Việt Nam mà còn ở các nước khác như Thái Lan, Indonesia, Philippines và cả Singapore. Điểm gây ngạc nhiên là Thế giới Di Động chỉ bán riêng mặt hàng điện tử lại đứng thứ 2 Việt Nam, trong khi đa phần các website bán đồ tổng hợp các loại mặt hàng mới có cơ hội chen chân vào top 10. Điều này có thể lý giải cho việc đam mê công nghệ của giới trẻ Việt Nam ngày càng lớn và có thể sẵn sàng bỏ tiền để có được công nghệ mới nhất. Điển hình, như nhiều bài báo đã nêu và lý giải vấn đề tại sao người tiêu dùng lại “chuộng” iPhone nhiều như ở Việt Nam.

Trích dẫn bài viết
  • APA:
    Dammio. (2018). Các website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam năm 2018. https://www.dammio.com/2018/04/14/cac-website-thuong-mai-dien-tu-hang-dau-viet-nam-nam-2018.
  • BibTeX:
    @misc{dammio,
    author = {Dammio},
    title = {Các website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam năm 2018},
    year = {2018},
    url = {https://www.dammio.com/2018/04/14/cac-website-thuong-mai-dien-tu-hang-dau-viet-nam-nam-2018},
    urldate = {2024-03-16}
    }
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Trần Tiến Phan
Trần Tiến Phan
5 năm trước

Trong danh sách Vatgia là trang không uy tín nhất, hay có tiếng xấu.

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x