Kết nối

Các gợi ý về chọn tên domain cho website mới tạo

7.920 lượt xem 
 Cập nhật lần cuối: 25/07/2018 lúc 12:31:52

Bạn có ý tưởng tạo một website mới? Tất nhiên bạn phải nghĩ về tên domain cho website. Tên domain là địa chỉ trang web mà người dùng sẽ viếng thăm khi họ gõ trực tiếp địa chỉ ở thanh URL trong trình duyệt hoặc được giới thiệu bằng các cơ chế tìm kiếm, backlink, quảng cáo,… Đặt tên domain cho website nghe thì dễ nhưng thực ra không hoàn toàn như vậy, bạn nên nhớ tên domain không thay đổi được, bạn chỉ có cách mua domain mới nếu muốn có tên website mới.

Như vậy, đầu tiên bạn phải hiểu rõ tên domain có ý nghĩa gì đã? Tên domain là 1 tác động rất lớn đến các yếu tố như lượt khách viếng thăm, cơ chế tìm kiếm, liên kết giới thiệu, thương hiệu, quảng cáo offline, tiềm năng về thương mại điện tử và nhiều thứ khác nữa. Bài viết này ở website dammio.com sẽ giới thiệu với bạn 1 số gợi ý cũng như kinh nghiệm về cách chọn tên domain cho website.

1. Tên domain phải mang tính thương hiệu

Tính thương hiệu (tiếng Anh: brandable) nghĩa là tên của domain phải có ý nghĩa thương hiệu. Vì vậy, tuyệt đối không dùng dấu gạch ngang và các con số trong tên domain vì chúng không có tính thương hiệu.

Ví dụ bạn muốn tạo 1 website chuyên về pizza với các công thức nấu ăn và cho phép đặt hàng pizza online. Một số tên domain gợi ý như sau:

  • cuahang-pizza.com: tên này bị nhược điểm là dấu gạch ngang làm người dùng rất khó rõ tên domain, đặc biệt khi họ dùng mobile vào website của bạn.
  • hoiyeuthichpizza.com: tên này nghe có tính thương hiệu, nhưng nhược điểm là quá dài làm người dùng mệt mỏi khi gõ tên địa chỉ URL.
  • bestpizza.com: tên domain này rất mang tính thương hiệu, vừa cho biết website này bán pizza tốt nhất, vừa dễ nhớ và nổi bật.

Vì hiện nay rất nhiều tên domain đẹp bị mua hết, bạn đừng nên hấp tấp mà chọn đại domain nào đó. Bạn phải chịu khó nghĩ ra tên domain phù hợp, đôi khi phải mất cả tuần mới tìm được tên như ý.

Bạn có thể thấy tên http://itplus-academy.edu.vn thì chắc chả ai rảnh tới mức gõ tên domain này.

2. Dễ phát âm

Khi chọn tên domain, bạn phải chú ý tên phát âm cho domain, làm sao để người ta dễ đọc nhất. Vì khi người dùng dễ đọc, họ lại dễ nhớ đến trang của bạn từ đó có những tác động tích cực vô hình đến từ tên domain dễ nhớ. Tên domain phát âm tùy theo vào ngôn ngữ và khu vực mà bạn muốn nhắm đến.

Ví dụ, tên domain dantri.vn thì phù hợp với cách đọc người Việt là dân trí, dễ nhớ và có cách hiểu là nâng cao kiến thức cho người dân. Tuy nhiên domain này đối với người nước là hơi khó phát âm. Một domain khác, chẳng hạn như zing.vn thì lại rất ổn với người Việt Nam và quốc tế vì chỉ 1 âm duy nhất, khá dễ đọc.

3. Domain phải ngắn

Tên domain phải ngắn có lẽ nhiều bạn cũng biết nhưng không dễ đặt tên vì có nhiều lý do, chẳng hạn tên domain bị ngắn giờ không còn, hay tên ngắn quá không diễn đạt hết ý thương hiệu của website. Do đó, bạn phải cân bằng giữa tên ngắn và tính thương hiệu.

Tên domain ngắn giúp người dùng dễ nhớ, dễ gõ vào thanh địa chỉ URL ở trình duyệt khi truy cập website. Ví dụ: cnn.com hay bbc.com thì là hai tên domain ngắn và thuận tiện khi truy cập trực tiếp. Bên cạnh đó, tên dài như http://dichvuthietkewebwordpress.com chắc chắn hút rất ít khách.

4. Ưu tiên chọn đuôi .com

Bài viết này viết vào năm 2017, mặc dù có nhiều lựa chọn đuôi domain phong phú, nhưng .com vẫn là số 1. Vì sao lại vậy? Vì .com đã phát triển hơn 20 năm cùng với Internet và rất nhiều người làm quen với nó. và đảm bảo trang của bạn thành công nhất. Nếu không thể chọn .com, bạn có thể chọn đuôi khác như .net, .org, .co,… hay đuôi sang chảnh như .io hay .it (domain của Italy).

Liên quan:  VeriSign thông báo có thêm 331 triệu domain mới trên Internet

5. Tránh vi phạm nhãn hiệu

Nếu bạn không cẩn thận, tên domain của bạn có thể gây hiểu nhầm với nhãn hiệu hiện có. Trong trường hợp tệ nhất, ở 1 vài quốc gia có luật bảo hộ tên nhãn hiệu, nếu bạn đặt trùng tên thì có thể bạn bị kiện ra tòa. Trong trường hợp đó, bạn nên tìm luật sư để tìm tư vấn hay thỏa thuận với người chủ sở hữu.

Một trường hợp tranh chấp rất kinh điển ở Việt Nam là vụ việc công ty Samsung Việt Nam gửi đơn kiện ông Dương Hồng Minh, chủ thể đăng ký tên miền samsungmobile.com.vn vì đã sử dụng tên thương hiệu có chứa cụm từ “Samsung” là nhãn hiệu của công ty Samsung được bảo hộ ở Việt Nam. Ông Dương Hồng Minh (bị đơn) đã đăng ký domain này với mục đích trục lợi rao bán và đòi công ty SamSung trả 218.204.000 VND mới bán domain. Cuối cùng, tòa án ra quyết định yêu cầu thu hồi tên miền samsungmobile.com.vn và công ty Samsung đã đăng ký lại domain này sau đó năm 2010.

6. Tên domain phải trực quan

Một số tên domain nhìn vào tất nhiên bạn chẳng hiểu ý nghĩa là gì. Ví dụ như website https://www.dammio.com, nếu bạn chỉ nghe tên chắn hẳn ít bạn biết website chứa nội dung về lập trình web, một số bạn còn lờ mờ với từ “diamond” (kim cương), nghĩ là website bán trang sức :). Cũng có rất nhiều website khác dính trường hợp này như lazada.vn, sendo.vn,… Mặc dù phần này không mấy quan trọng vì khi website bạn nổi tiếng, thì người ta sẽ truyền tai nhau website này chứa gì.

Tuy nhiên, tên trực quan giúp website bạn có nhiều tiềm năng hơn và làm khách hàng hiểu rõ website của bạn là nội dung gì. Ví dụ trang vemaybay.vn thì người ta biết ngay vào đây để mua vé máy bay, ngoài ra domain này còn dễ đọc, ngắn và dễ nhớ.

7. Dùng từ khóa có ý nghĩa bao hàm (rộng)

Từ khóa trong tên domain có ý nghĩa quyết định đến SEO. Google sẽ tìm kiếm trang của bạn trước hết qua tên domain (khớp 1 phần hoặc toàn phần, đồng nghĩa, viết tắt,…). Do đó, nếu tên domain càng có ý nghĩa bao hàm, bạn dễ dàng lên top tìm kiếm hơn.

Ví dụ, bạn muốn làm website đăng tin mua bán sản phẩm, đơn giản là bạn có thể đặt domain muaban.net hoặc raovat.com. Khi người dùng tìm kiếm cụm từ “mua bán” tất nhiên website của bạn sẽ có ví trí đầu tiên trong kết quả ở Google.

8. Nếu tên domain đã được mua, bạn có thêm tiền tố hoặc hậu tố vào tên bạn muốn

Tất nhiên, tên domain “ngon” thường bị lựa hết, nếu bạn chậm chân, bạn có thể thêm tiền tố hoặc hậu tố vào tên đã có.

Ví dụ, domain muaban.net đã tồn tại, bạn có thể chọn tên khác như imuaban.net (i mua ban), emuaban.com (e mua ban) hay có hậu tố muabanvip.com, muabanpro.com,…

Cuối cùng, hi vọng kiến thức trong bài này giúp ích cho bạn trong việc chọn lựa tên domain ưng ý cho website của bạn. Hãy lưu ý, tên domain rất quan trọng, bạn hãy tham khảo kỹ trước khi đặt tên.

Trích dẫn bài viết
  • APA:
    Dammio. (2017). Các gợi ý về chọn tên domain cho website mới tạo. https://www.dammio.com/2017/11/26/cac-goi-y-ve-chon-ten-domain-cho-website-moi-tao.
  • BibTeX:
    @misc{dammio,
    author = {Dammio},
    title = {Các gợi ý về chọn tên domain cho website mới tạo},
    year = {2017},
    url = {https://www.dammio.com/2017/11/26/cac-goi-y-ve-chon-ten-domain-cho-website-moi-tao},
    urldate = {2024-12-05}
    }
Theo dõi
Thông báo của
guest
4 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tú Nguyễn
6 năm trước

Bài Viết Hay

MINH KIÊN
4 năm trước

Chọn domain .com.vn hay .vn sẽ hay hơn ạ?

trackback

[…] Các gợi ý về chọn tên domain cho website mới tạo | DAMMIO […]

4
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x