Kết nối

  • Trang chủ
  • /
  • Du học
  • /
  • Hồ sơ du học sau đại học ở Hoa Kỳ cần những giấy tờ gì?

Hồ sơ du học sau đại học ở Hoa Kỳ cần những giấy tờ gì?

1.081 lượt xem 
 Cập nhật lần cuối: 28/03/2018 lúc 22:05:16
Thể loại: Du học 

DAMMIO – Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua các yêu cầu giấy tờ cần nộp hồ sơ du học tại Hoa Kỳ ở bậc sau Đại học (Thạc sĩ – Master/Tiến sĩ – Ph.D.) tại Hoa Kỳ. Đây là một trong những quá trình vất vả và cực khổ nhất, đặc biệt với các bạn không thật sự giỏi mà chỉ có lòng đam mê.

Trước hết, bạn cần xác định việc nộp hồ sơ du học Hoa Kỳ sau đại học là phải nhận được học bổng toàn phần hoặc ít nhất phải được cấp ở hai hình thức: Teaching Assistant (TA – Trợ lý giảng dạy) và Research Assistant (RA – Trợ lý nghiên cứu). Khi được cấp TA, RA thì bạn phải đảm bảo rằng mình được giảm học phí 100% vì lương của TA và RA chỉ đủ để chi tiêu cho các chi phí nhà trọ, ăn uống, đi lại,… mà thôi. Nhiều ứng cử viên được các trường nhận học Master/Ph.D. mà không có trợ cấp rất khó khăn để sinh sống và học tập khi mà tổng chi phí học tập + ăn ở trung bình từ 45000 đến 55000 USD/1 năm, ước chừng khoảng 1 tỷ VND/1 năm. Con số này là điều không thể với các bạn không phải con nhà giàu.

Năm 2018, theo tình hình thì các trường Hoa Kỳ sẽ rất khó cấp học bổng toàn phần cho bất kỳ du học sinh nào, trừ trường hợp thật sự nổi bật. Vì vậy, việc nhận TA, RA là hai vị trí được cấp phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng nhận được vị trí này.

Liên hệ giáo sư trước? Tùy bạn thích hay không? Ở Hoa Kỳ, người ta bắt nộp hồ sơ nhận rồi mới liên hệ giáo sư chứ không như châu Âu liên hệ trước mới tốt. Theo mình, nếu bạn thích thì cứ liên hệ, nhưng kiểu gì thì ông/bà giáo sư cũng bắt bạn nộp hồ sơ trước thôi.

Để nộp 1 bộ hồ sơ sau đại học ở Hoa Kỳ, bạn cần:

1. Statement of Purpose (SOP):
Đây là dạng tiểu luận về mục đích học tập và nghề nghiệp của bạn. Nội dung SOP phải thể hiện rõ bạn là ai, trình độ học thuật của bạn, dự án nghiên cứu bạn tham gia, mục đích nghiên cứu của bạn, hướng nghiên cứu cũng như kỹ năng giao tiếp, kết nối cộng đồng khi bạn học tập. Bài luận này bạn viết đúng trọng tâm, mạch lạc, không cần dài dòng và đa dạng để người tuyển dụng đánh giá được bạn. Đa số với các ứng cử viên đều làm tốt bài luận này.

  • 1a. Resume (V):
    Tại sao phần này mình lại để là 1a, đơn giản là nhiều trường không yêu cầu. Tuy nhiên, nếu bạn có Resume hay CV thì bạn nên nộp vào để làm rõ hơn khả năng nghiên cứu, học tập,… của bạn. Resume nộp ở Hoa Kỳ là hình thức rút gọn các công việc của bạn trong 5 năm gần đây, chủ yếu liệt kê bài báo nghiên cứu, hội thảo, dự án khoa học,… bạn tham gia. Còn CV là liệt kê đầy đủ quá trình hồ sơ công việc của bạn. Bạn có thể chọn 1 trong 2 cái này để nộp.

2. Điểm thi TOEFL ibt/IELTS

Điểm thi tiếng Anh (TOEFL ibt/IELTS) là điều kiện bắt buộc bạn phải có để trường đại học xác định năng lực tiếng Anh thật sự của bạn có đủ khả năng theo học hay không. Bạn chỉ cần có TOEFL ibt hoặc IELTS là được. Thông thường, ngưỡng điểm TOEFL 80 và IELTS 6.5 là đủ để trường chấp nhận bạn. Tuy nhiên, NGHE MÌNH NÓI NÀY, ĐIỂM TIẾNG ANH THẤP THÌ BẠN ĐỪNG CÓ MƠ KHÔNG CÓ HỌC BỔNG HAY VỊ TRÍ TA, RA ĐÂU. Hãy nghĩ trường hợp, bạn được trường nhận với 80 TOEFL nhưng người ta không cho học bổng, bạn sẽ làm gì? Dạng này người ta gọi là unfunded Master/Ph.D. thì cuộc đời khổ lắm. Vì vậy, để có bạn cần có TOEFL tối thiểu 100+ (Speaking +25 và Listening +25 hay phải cao mới có vị trí TA), có trường hợp cần 90+ cũng được; tương tự IELTS +7.0 (phần Speaking và Listening +7.0).

3. GRE/GMAT:
Đã học sau đại học ở Hoa Kỳ thì bắt buộc bạn phải có 1 trong 2 chứng chỉ này để đánh giá khả năng ngôn ngữ, tính toán (Toán) của bạn sau khi bạn tốt nghiệp đại học, Thạc sĩ,… GRE thì đa số thi GRE General với điểm GRE 320+ sẽ là mức an toàn để có học bổng; tương tự với GMAT (80%). Nếu bạn thi vào các ngành STEM (Khoa học Kỹ thuật) thì GRE Quantitative phải 80% (162/170) trở lên, GRE Verbal chỉ cần qua mức trung bình (+150); ngược lại ai thi vào ngành xã hội thì cần GRE Verbal 80% (162/170) và phần GRE Quantitative trên trung bình (+152) cũng được. Điểm GRE/GMAT và TOEFL ibt/IELTS rất quan trọng nhé.

Liên quan:  Thời gian ôn thi GRE hiệu quả nhất

3. Tối thiểu 3 lá thư giới thiệu
Thư giới thiệu (Recommendation Letters) là yêu cầu quan trọng để Ủy ban Tuyển dụng của các trường đại học đánh giá năng lực nghiên cứu và khả năng ngoại giao, kết nối nghiên cứu với các học giả hàng đầu của bạn. Trường Hoa Kỳ thường search tên người giới thiệu (Google, Google Scholar) để xem độ phổ biến nghiên cứu của họ để đánh giá độ mạnh của thư giới thiệu. Ví dụ, giả sử bạn được Giáo sư Richard M Ryan giới thiệu, thì người ta search ở Google Scholar để xem thầy của bạn là ai. Người ta nhìn thấy h-index như ông này (157) là thích bạn rồi chứ còn gì nữa. Hãy tìm thầy/cô có chỉ số chỉ số h-index cao một chút (+15) và có hồ sơ ở Google Scholar. Một mẹo thường thấy là bạn nên đăng ký các hội thảo, làm quen các Speaker hàng đầu hội thảo đó để họ có thể giới thiệu cho bạn. Kỹ năng làm quen, ngoại giao thì bạn tự làm nhé.

Tiếp theo, thư giới thiệu của bạn phải mạch lạc và gọn, thường 1 trang A4 là đủ. Trong 3 người giới thiệu, bạn nên chọn 1 người là thầy/cô hướng dẫn luận văn, 1 người nằm hội đồng đánh giá luận văn và 1 người bạn quen trong dự án nghiên cứu, hội thảo (ở đâu đó) hoặc sếp của bạn trong cơ quan. Việc người giới thiệu ở các vị trí đa dạng thì người ta đánh giá khả năng ngoại giao của bạn rộng rãi.

4. Bảng điểm Đại học và bảng điểm Thạc sĩ
Các trường đại học ở Hoa Kỳ có nguyên tắc là họ không bao giờ tin tưởng bảng điểm của bạn nếu do bạn gửi cho họ. Lưu ý đây là bảng điểm nhé, không phải bằng cấp nhé. Vì vậy, họ yêu cầu các trường bạn theo học phải xuất bảng điểm và gửi trực tiếp đến họ qua email hoặc mail (bản cứng). Việc này đôi khi rất khó khăn với 1 số người vì có thể trường bạn học làm khó, quan liêu, không cho bạn tự gửi,… hoặc nếu bạn học ở nước ngoài, người ta bắt phải đóng phí, có mặt trực tiếp để xác nhận… Nói chung khâu này nhìn dễ nhưng vất vả với nhiều người.

5. Research Proposal

Sau khi lè lưỡi với các giấy tờ trên thì tùy trường, bạn còn phải làm Research Proposal nữa. Theo mình nếu trường không yêu cầu thì bạn vẫn cứ làm để người ta hiểu rõ về bạn hơn và dễ lựa chọn luôn giáo sư cho bạn. Phần này bạn cứ trình bày nội dung tiến sĩ làm bạn gì, tên đề tài, vạch ra các kế hoạch sơ khảo và nguồn tham khảo.

6. Đóng tiền nộp hồ sơ online
Khác với châu Âu và các nước, các trường đại học Hoa Kỳ có hệ thống nộp hồ sơ rất chuẩn (theo mình là chuẩn bắt buộc của tất cả đại học), vì vậy giấy tờ nói trên bạn có thể nộp online trước, một số giấy tờ như bảng điểm Đại học, Thạc sĩ thì phải nộp trực tiếp. TOEFL/IELTS hay GRE/GMAT thì yêu cầu ETS hoặc British Council gửi trực tiếp. Tiền đóng phí hồ sơ từ 30 USD đến 75 USD (mình không rõ có mức cao hơn hay không).

Sau khi đóng tiền, bạn phải đợi 3 thư giới thiệu của 3 thầy/cô gửi (ký tên) qua email hay tự họ submit và trường bạn từng học gửi bảng điểm. Quá trình này lâu lắm đấy (1-2 tháng) chứ không đùa. Tiếp theo, khi xong hồ sơ online thì bạn đợi kết quả thôi. Nên nhớ nếu được nhận mà không có học bổng hay TA, RA thì đừng học, chả ai dại gì bỏ 4-5 tỷ cho cái bằng tiến sĩ. Hãy bình tĩnh, tiếp tục tìm kiếm cơ hội khác hoặc ở nước khác. Mà dù sao thì bằng Hoa Kỳ cũng có giá đấy. Chúc may mắn!

Trích dẫn bài viết
  • APA:
    Dammio. (2018). Hồ sơ du học sau đại học ở Hoa Kỳ cần những giấy tờ gì?. https://www.dammio.com/2018/03/25/ho-so-du-hoc-sau-dai-hoc-o-hoa-ky-can-nhung-giay-to-gi.
  • BibTeX:
    @misc{dammio,
    author = {Dammio},
    title = {Hồ sơ du học sau đại học ở Hoa Kỳ cần những giấy tờ gì?},
    year = {2018},
    url = {https://www.dammio.com/2018/03/25/ho-so-du-hoc-sau-dai-hoc-o-hoa-ky-can-nhung-giay-to-gi},
    urldate = {2024-09-06}
    }
Cùng chuyên mục
Theo dõi
Thông báo của
guest
6 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Duong
Duong
6 năm trước

Hay qua, cam on ban da chia se ne…

Trung
Trung
6 năm trước

Thực sự nếu không giỏi thì kiếm học bổng Hoa Kỳ rất khó, bài viết này khá chính xác ở điểm tài chính, quan trọng là ai cho mình tiền đi học chứ k phải vấn đề mình được nhận hay k

Hoang
Hoang
6 năm trước

Ngoài việc bản thân phải có học lực rất tốt thì còn phải có năng lực tài chính dồi dào mới đi học Mỹ sau đại học được nữa.

Quang
Quang
6 năm trước

Ôi đi thi Mỹ khó thế này thì nhiều người bỏ ước mơ lắm đây

Duy Đức
Duy Đức
6 năm trước

tình cờ đọc đươc bài này rất hay, có lẽ mình cần phải phấn đấu khá nhiều

6
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x