Kết nối

  • Trang chủ
  • /
  • CMS
  • /
  • Sự khác nhau giữa kiểm soát phiên bản và tạo phiên bản trong CMS

Sự khác nhau giữa kiểm soát phiên bản và tạo phiên bản trong CMS

801 lượt xem 
 
Thể loại: CMS 

Kiểm soát phiên bản (Version Control) và tạo phiên bản (Versioning) có thể khiến những ai mới học về hệ quản trị nội dung (CMS) rất khó phân biệt. Đơn giản là vì 2 khái niệm na ná nhau và đều thể hiện chủ yếu là về mặt lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, để quản lý nội dung hiệu quả, bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này.

Kiểm soát phiên bản (Version Control)

Kiểm soát phiên bản là cách giúp cho các người dùng trong một hệ thống không xảy ra xung đột khi cùng nhau đóng góp và phát triển nội dung trong môi trường cộng tác. Cơ chế hoạt động chủ yếu là tính năng cho phép khóa/mở (check-in/check-out) việc chỉnh sửa hay tiếp cận một nội dung nào đó. Điều này nhằm ngăn 2 người chỉnh sửa cùng 1 nội dung và chỉ cho phép một người duy nhất tiếp cận nội dung.

Nếu bạn là người tạo ra nội dung (owner) hoặc là admin hệ thống thì bạn có quyền can thiệp vào quá trình khóa/mở nội dung để tránh một người dùng nào đó lạm dụng chức năng này. Nếu bạn không phải là chủ sở hữu nội dung thì bạn phải chờ cho trạng thái nội dung được mở mới có thể chỉnh sửa. Nếu hệ thống phát hiện sự khác biệt giữa nội dung bạn viết và nội dung trước thì có thể đưa ra cảnh báo hỏi bạn có nên “ghi đè” dữ liệu hay không.

Sơ đồ một hệ thống kiểm soát nội dung dạng phân tán.

Những người đóng góp nội dung trong các hệ thống xuất bản phân tán thường thấy việc kiểm soát phiên bản là cực kỳ hữu ích để tránh xung đột, tuy nhiên đôi khi điều này khiến chi phí cộng tác tăng thêm. Bạn có thể thấy việc đóng góp nội dung được xảy ra tuyến tính, tuần tự và lặp lại liên tục trong quá trình phát triển bài (có thể giữa tác giả và người phê duyệt nội dung). Nếu bạn muốn đóng góp bài cùng lúc nhưng viết ở phần nội dung khác thì cơ chế khóa/mở nội dung khó có thể cho bạn thực hiện điều đó.

Do đó, một số WCMS (hệ quản trị nội dung Web) thiết kế cơ chế cho phép nhiều biên tập viên chỉnh sửa bài cùng lúc, tuy nhiên cũng có thể xảy ra một số trường hợp xung đột. Chẳng hạn như Wikipedia cho phép nhiều người dùng cùng lúc đóng góp bài viết. Nếu các biên tập viên viết các phần khác nhau trong cùng 1 bài thì xung đột sẽ không xảy ra. Ngược lại, nếu các biên tập viên viết cùng lúc 1 phần nội dung thì lúc đó cảnh báo mâu thuẫn sẽ xảy ra, ưu tiên cho thành viên nào nhấn nút Save đầu tiên (tính theo nhãn ngày giờ ở hệ thống máy chủ) sẽ được cập nhật nội dung.

Liên quan:  Tìm hiểu tổng quan về hệ quản trị nội dung

Nhiều chuyên gia khuyến cáo nên phân chia nội dung thành các thành phần nhỏ hơn để dễ quản lý và hạn chế tối đa xung đột xảy ra trong quá trình biên tập nội dung. Tuy nhiên, việc phân chia cũng mang lại nhiều sự phức tạp trong quy trình quản lý cũng như xây dựng mã nguồn.

Tạo phiên bản (Versioning)

Tạo phiên bản có nghĩa là theo dõi các phiên bản khác nhau của cùng một nội dung khi nó được tạo ra, cập nhật và phát triển nội dung. Việc tạo phiên bản có 3 lợi ích. Lợi ích đầu tiên là khả năng roll-back, nếu trong quá trình cập nhật nội dung bị lỗi thì có thể quay về phiên bản trước. Tất nhiên hiện này đa số CMS đều tích hợp chức năng này.

Vị trí của Versioning trong quá trình phát triển nội dung.

Lợi ích thứ hai của tạo phiên bản đó là khả năng truy vết nội dung theo mốc ngày giờ và người chỉnh sửa. Việc này đôi khi rất có ích về mặt pháp lý và bảo mật để xem lại tài khoản nào gây nên lỗi nội dung, hoặc tài khoản nào bị hack để người quản trị hệ thống có thể khắc phục. Khả năng có thể khôi phục lại nội dung giúp việc dữ liệu trang web trở nên an toàn hơn.

Chức năng Revision trong WordPress giúp người dùng có thể theo dõi sự thay đổi nội dung qua các phiên bản.

Lợi ích thứ ba là bạn có thể theo dõi sự thay đổi nội dung qua các phiên bản để từ đó có thể kiểm tra/giám sát các mục trong nội dung cũng như phân tích về hành vi/thói quen sửa đổi của người dùng từ đó có thể xây dựng các hệ thống, công cụ tích hợp nội dung tự động, nhắc nhở hoặc thêm vào tự động những nội dung thường bị thiếu.

Thông qua bài viết, chúng tôi hi vọng bạn nắm vững và phân biệt được giữa hai khái niệm Version Control và Versioning. Chúc các bạn học tốt!

Trích dẫn bài viết
  • APA:
    Dammio. (2019). Sự khác nhau giữa kiểm soát phiên bản và tạo phiên bản trong CMS. https://www.dammio.com/2019/01/09/su-khac-nhau-giua-kiem-soat-phien-ban-va-tao-phien-ban-trong-cms.
  • BibTeX:
    @misc{dammio,
    author = {Dammio},
    title = {Sự khác nhau giữa kiểm soát phiên bản và tạo phiên bản trong CMS},
    year = {2019},
    url = {https://www.dammio.com/2019/01/09/su-khac-nhau-giua-kiem-soat-phien-ban-va-tao-phien-ban-trong-cms},
    urldate = {2024-04-27}
    }
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x