Kết nối

  • Trang chủ
  • /
  • CMS
  • /
  • Tìm hiểu tổng quan về hệ quản trị nội dung

Tìm hiểu tổng quan về hệ quản trị nội dung

2.658 lượt xem 
 
Thể loại: CMS 

DAMMIO.COMHệ quản trị nội dung (tiếng Anh: Content Management System, viết tắt CMS) là một hệ thống dùng để quản lý nội dung kỹ thuật số. CMS cung cấp hạ tầng cần thiết cho nhiều người dùng để đóng góp nội dung hiệu quả và cộng tác với nhau thông qua các vòng đời: tạo, quản lý, xuất bản và lưu trữ nội dung. Tính năng CMS rất đa dạng tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau. Đa số các CMS có một số chức năng phổ biến như: xuất bản lên Web, quản lý định dạng, kiểm soát phiên bản và lịch sử chỉnh sửa, lập chỉ mục, tìm kiếm và truy xuất nội dung, và quản lý người dùng.

Do sự phát triển nhanh chóng của Internet, CMS thường được xây dựng trên nền Web để thuận tiện cho việc truy cập hệ thống ở bất kỳ đâu cũng như tiết kiệm được thời gian phân phối nội dung và nâng cao hiệu quả tương tác với hệ thống. Hệ quản trị nội dung Web (WCM hay WCMS) là một CMS được thiết kế để hỗ trợ quản lý nội dung các trang Web và đa số các CMS nổi tiếng hiện nay đều được phát triển trên nền Web như WordPress, Joomla, Drupal,…

Các dạng CMS

CMS Web

CMS Web (WCM hay WCMS) là một CMS được thiết kế để hỗ trợ việc quản lý nội dung trên Web.

CMS Doanh nghiệp (ECMS)

Các hệ thống có thể quản lý nội dung, tài sản và ghi lại các thông tin khác như cấu trúc tổ chức.

CMS Mobile (MCMS)

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp di động, không có gì ngạc nhiên khi nhu cầu phân phối nội dung trên các thiết bị di động trở nên cấp thiết. Từ đó, các CMS trên mobile ra đời để đáp ứng lượng lớn người dùng để quản lý nội dung.

CMS thành phần (Component CMS – CCMS)

CCMS dùng để quản lý ở mức độ chi tiết, thành phần; chẳng hạn như một đoạn văn bản cần được lưu trữ và có thể nhúng vào các tài liệu hay tập tài liệu khác.

Các tính năng của CMS

Một hệ thống CMS cần có các tính năng sau:

  • Quản lý nội dung, gồm tạo, chỉnh sửa, và xóa nội dung. Ngoài ra còn có 1 số tính năng khác như chia sẻ, lưu nháp, xuất bản nội dung hay đặt mã truy cập cho nội dung.
  • Các dịch vụ khóa/mở khóa chỉnh sửa nội dung dành cho hệ thống có nhiều người dùng cùng lúc.
  • Lưu trữ và phiên bản hóa nội dung. Nội dung được lưu trữ theo nhiều phiên bản lịch sử chỉnh sửa để theo dõi quá trình phát triển và xây dựng nội dung.
  • Các quá trình luồng công việc dành cho việc chấp thuận/xét duyệt nội dung.
  • Quản lý người dùng, quản lý nhóm.
  • Quản lý quyền truy cập theo nhóm, người, quyền chức năng, trang, và đường dẫn URL.
  • Luồng công việc xuất bản nội dung.
  • Kiểm soát hoạt động hệ thống thông qua các log.
  • Hỗ trợ, thay đổi template, thiết kế giao diện.
  • Có khả năng mở rộng, phân chia code thành các module, plugin.
  • Trợ giúp tích hợp và giúp đỡ trực tuyến.
  • SEO đường dẫn để nâng cao hiệu quả SEO.
  • Quy trình hướng dẫn cài đặt và nâng cấp tự động/bán tự động.
  • Tuân thủ tính truy cập framework và theo các tiêu chuẩn.
  • Quản lý banner hoặc Slider ở trang chủ.
  • Module đăng nhập cho phép người dùng đăng ký/đăng nhập vào hệ thống.
  • Tích hợp mạng xã hội (Facebook, Twitter).
  • Hỗ trợ dịch thuật đa ngôn ngữ (Google Translate).
  • Tìm kiếm, tìm kiếm nâng cao nội dung.
  • Biểu mẫu liên hệ.
  • Module nhúng bản đồ (Google Maps), video, audio.
  • Module quản lý tải nội dung.
  • Module đăng ký nhận bản tin qua email (newsletter).
  • Module quản lý và hiển thị các sự kiện trên website.
Liên quan:  Sự khác nhau giữa kiểm soát phiên bản và tạo phiên bản trong CMS

Ưu điểm của CMS

Việc triển khai một CMS có nhiều lợi ích như sau:

  • Dễ dàng quản lý trang, nội dung.
  • Quản lý được luồng công việc.
  • Thương hiệu và điều hướng nhất quán
  • Có khả năng mở rộng và mềm dẻo dành cho các nhà phát triển.
  • Thiết kế (giao diện) tách biệt với nội dung.
  • Lưu trữ dưới dạng cơ sở dữ liệu giúp quản lý hệ thống tốt hơn.
  • Cho phép chia sẻ tài nguyên.
  • Có chức năng xác nhận/xét duyệt nội dung giúp kiểm soát được nội dung trước khi xuất bản.
  • Truy cập hệ thống từ xa (nếu CMS xây dựng trên nền Web).
  • Tính bảo mật.
  • Tích hợp SEO, xây dựng hướng mobile.

Nhược điểm của CMS

Bên cạnh các ưu điểm, CMS cũng tồn tại nhiều nhược điểm, một số nhược điểm tương tự như các ứng dụng Web khác.

  • Chi phí ẩn không lường trước được (chi phí vận hành, tùy biến hệ thống, chi phí hỗ trợ hoặc huấn luyện sử dụng hệ thống)
  • Với 1 số loại CMS đặc thù thì có thể cần đáng kể tài nguyên server.
  • Cập nhật quá thường xuyên để nâng cao khả năng bảo mật khiến người quản trị phải liên tục cập nhật hệ thống và có kiến thức về các phiên bản cập nhật.
  • Có thể tốn kém hoặc khó khăn trong việc tùy biến, chỉnh sửa hệ thống.
  • Rắc rối với việc xuất dữ liệu hoặc chuyển đổi nền tảng thực thi.
  • Nếu CMS chỉ thiết kế dành cho một nhà cung cấp thì có thể gặp nhiều thách thức nếu xảy ra lỗi.

Các CMS phổ biến năm 2019

Theo bài viết thì WordPress là CMS phổ biến trên thế giới hiện nay. Ngoài ra, còn có 1 số CMS khác tiềm năng như Drupal hay Joomla.

Biểu đồ thống kê việc áp dụng các loại CMS phổ biến trên các website năm 2019. Theo đó, WordPress vẫn là CMS hàng đầu với 53% website sử dụng.

Bảng sau liệt kê top các CMS phổ biến được xếp theo thứ tự số lượng website sử dụng từ cao đến thấp.

Bảng xếp hạng các CMS theo độ phổ biến sử dụng trên Internet năm 2019.

CMS là một ứng dụng quan trọng và do đó nên được triển khai ở các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức để nâng cao tính quản lý/kiểm soát nội dung thông tin, cũng như mang lại nhiều lợi ích khác.

Trích dẫn bài viết
  • APA:
    Dammio. (2019). Tìm hiểu tổng quan về hệ quản trị nội dung. https://www.dammio.com/2019/01/09/tim-hieu-tong-quan-ve-he-quan-tri-noi-dung.
  • BibTeX:
    @misc{dammio,
    author = {Dammio},
    title = {Tìm hiểu tổng quan về hệ quản trị nội dung},
    year = {2019},
    url = {https://www.dammio.com/2019/01/09/tim-hieu-tong-quan-ve-he-quan-tri-noi-dung},
    urldate = {2024-10-07}
    }
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x