DAMMIO.COM – Bài viết cung cấp một số thông tin về các nét chính về Internet ở Việt Nam năm 2019.
Luật An toàn mạng Việt Nam
Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua với tỉ lệ đồng ý là 86,86% với nhiều nội dung khác nhau, trong đó đáng chú ý là việc buộc Google, Facebook phải có tru sở và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Luật An ninh mạng gồm 43 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng IPv6
Tốc độ phát triển Internet ở thế giới quá nhanh khiến địa chỉ IPv4 gần như cạn kiệt, vì vậy nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã đưa ra giải pháp sử dụng IPv6 để thay thế và khắc phục các nhược điểm của IPv4. Công tác triển khai IPv6 ở Việt Nam được chính thức bắt đầu từ ngày 06 tháng 05 năm 2013 với 6 ISP tham gia đó là Viettel, VNPT, Netnam, FPT Telecom, SPT, và VTC. Theo sau đó là các đơn vị CMC Telecom, HTC, LCS, MBG, MobiFone, SCTV, TPCOM, VNTT, VinaData cũng triển khai việc sử dụng địa chỉ IPv6.
Thống kê của APNIC tính đến tháng 10/2018, Việt Nam có 4.587.068 người dùng sử dụng địa chỉ IPv6, xếp thứ hai ở khu vực Đông Nam Á sau Malaysia là 5.279.139 người dùng IPv6. Trong khi đó, vị trí thứ 3 thuộc về Thái Lan với 2.719.668 người dùng Internet IPv6.
Năm 2019, chính phủ Việt Nam đề ra kế hoạch tăng tốc công việc chuyển đổi IPv6 và luôn theo sát Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 cũng như hướng đến mục tiêu tổng thể Internet Việt Nam hoạt động an toàn, ổn định trên địa chỉ IPv6.
Một số ưu điểm của IPv6 so với IPv4
Bên cạnh ưu điểm là số lượng địa chỉ mạng IPv6 cực kỳ lớn (340.282.366.920.938.463.463.374.607.431.768.211.456 địa chỉ), địa chỉ IPv6 còn có 1 số ưu điểm sau:
- Không sử dụng NAT (Network Address Translation)
- Không còn xung đột mạng riêng (private)
- Định tuyến multicast tốt hơn
- Định dạng header đơn giản hơn
- Định tuyến đơn giản, hiệu quả
- Quản lý chất lượng dịch vụ (QoS) thực
- Tích hợp chứng thực và hỗ trợ chính sách riêng tư
- Mở rộng và tùy chọn mềm dẻo
- Dễ quản trị mạng hơn (không cần DHCP)
Thử nghiệm 5G
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ ra mắt kế hoạch phát triển cũng như bắt đầu thử nghiệm mạng di động 5G ở Việt Nam vào ngày 1 tháng 1 năm 2019. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng (Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT) thì Việt Nam muốn theo kịp cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 thì trước hết phải triển 5G. Như vậy, sau khi triển và thử nghiệm khai mạng 4G vào khoảng cuối năm 2012, Việt Nam đã tiếp tục kế hoạch phát triển 5G chỉ sau 3 năm. Đây là bước phát triển khá nhanh nhằm theo kịp nhịp độ phát triển công nghệ trên thế giới.
Theo một số chuyên gia, tốc độ 5G ở mức cao nhất có thể nhanh gấp 20 lần so với 4G, vì vậy 5G được xem có vai trò quan trọng phục vụ Internet of Things (IoT), giúp kết nối và truyền tải dữ liệu số ở các thiết bị điện tử trong thế giới thực với nhau.
Người dùng có thể xem Ngoại hạng Anh trên Facebook
Tin vui có fan hâm mộ bóng đá và giải Ngoại hạng Anh, Facebook vừa đạt thỏa thuận trị giá 200 triệu bảng Anh (khoảng 264 triệu USD) mua bản quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh (Premier League) ở châu Á, trong đó có Việt Nam từ năm 2019 đến 2022. Ngoài Việt Nam, khán giả các nước Thái Lan, Campuchia và Lào cũng được hưởng lợi từ hợp đồng này của Facebook. Như vậy, từ năm 2019, người yêu bóng đá Việt Nam có thể tận hưởng giải bóng đá cao cấp nhất nước Anh.
Tuy nhiên, việc thay đổi “sân chơi” này của Facebook lại khiến các đài truyền hình lớn chao đảo và có thể thay đổi to lớn về mảng truyền hình và quảng cáo, đặc biệt ở hai nước: Việt Nam và Thái Lan.
Xu hướng người dùng vào Internet nhiều hơn xem tivi
Không có gì ngạc nhiên khi Tivi truyền thống ngày càng dần mất đi sự thu hút người xem do sự phát triển quá mạnh mẽ của Internet. Thay vì xem tivi, người dùng giờ có nhiều lựa chọn hơn khi tham gia giải trí trên các nền tảng đa phương tiện như YouTube, Netflix, Vimeo, Twitch,… thậm chí là xem cả tivi trên các website phát sóng truyền hình online. Vì vậy, năm 2019 có thể thấy xu hướng suy thoái của tivi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Bản quyền
Vui lòng trích dẫn nguồn website DAMMIO khi tái sử dụng thông tin từ bài viết này.
- APA:
Dammio. (2018). Internet ở Việt Nam sẽ có gì năm 2019?. https://www.dammio.com/2018/10/16/internet-o-viet-nam-se-co-gi-nam-2019.
- BibTeX:
@misc{dammio,
author = {Dammio},
title = {Internet ở Việt Nam sẽ có gì năm 2019?},
year = {2018},
url = {https://www.dammio.com/2018/10/16/internet-o-viet-nam-se-co-gi-nam-2019},
urldate = {2025-01-09}
}