Trong bài viết này giới thiệu về mệnh đề Switch. Mệnh đề switch được dùng để thực hiện các hành động khác nhau dựa trên các điều kiện khác nhau. Cú pháp mệnh đề này như sau:
switch (n) {
case label1:
//đoạn mã thực thi nếu n=label1;
break;
case label2:
//đoạn mã thực thi nếu n=label2;
break;
case label3:
c //đoạn mã thực thi nếu n=label3;
break;
…
default:
//đoạn mã thực thi nếu n khác với tất cả các nhãn ở trên
}
Trong cú pháp trên, chúng ta có 1 biến n dùng để so sánh với các nhãn (label) ở các trường hợp khác. Nếu n có giá trị bằng với nhãn nào đó thì đoạn mã bên trong nhãn đó sẽ được thực thi. Từ khóa break dùng để không thực hiện đoạn mã phía sau và kết thúc mệnh đề switch. Nếu không có giá trị n trùng khớp với các nhãn, mệnh đề default sẽ thực hiện.
<?php $color= "red"; switch ($color) { case "red": echo "Red color - dammio.com!"; break; case "blue": echo "Blue color - dammio.com!"; break; case "green": echo "Green color - dammio.com!"; break; default: echo "Black color - dammio.com!"; } ?>
Trong ví dụ trên, chúng ta khai báo 1 biến $color có giá trị “red”. Trong mệnh đề switch, giá trị $color trùng khớp với nhãn “red” vì vây câu lệnh echo in ra màn hình kết quả là “Red color – dammio.com!”.
Như vậy bài viết đã trình bày cho bạn về mệnh đề switch và cách sử dụng một cách đơn giản và dễ hiểu.
- APA:
Dammio. (2016). [PHP] Phần 11: Mệnh đề Switch. https://www.dammio.com/2016/11/17/php-phan-11-menh-de-switch.
- BibTeX:
@misc{dammio,
author = {Dammio},
title = {[PHP] Phần 11: Mệnh đề Switch},
year = {2016},
url = {https://www.dammio.com/2016/11/17/php-phan-11-menh-de-switch},
urldate = {2024-12-07}
}