Theo nhận định của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, hàng hóa ở nước ngoài rất phong phú, phù hợp với đa số người mua tại Việt Nam, cụ thể là giới trẻ thành thị. Đây là một trong những ý kiến nêu trong Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI) 2017 do Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) công bố ngày 23 tháng 02.
Theo VECOM, thương mại điện tử xuyên biên giới và bán hàng đa kênh đang nổi lên mạnh mẽ trong năm 2016. Tuy nhiên, chưa có sự không công bằng trong giao dịch trực tuyến qua biên giới giữa nhập khẩu và xuất khẩu với các khách hàng đơn lẻ. Khách hàng đơn lẻ mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến từ nước ngoài nhiều hơn so với khách hàng cá nhân nước ngoài mua sản phẩm trực tuyến từ Việt Nam.
“Nguyên nhân có thể do hàng hóa của nước ngoài nhiều chung loại, đáp ứng đúng nhu cầu của nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Trong khi đó, đa số các công ty Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đầu tư hợp lý cho hoạt động đánh giá, tìm hiểu thị hiếu khách hàng nước ngoài để bán hàng trực tiếp, không qua các nhà phân phối trung gian “, báo cáo nhận định.
Thứ hai, theo VECOM, nhiều nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu như Amazon, eBay, Rakuten… có uy tín rất cao. Ngược lại, những nhà bán hàng trực tuyến ở Việt Nam chưa có đủ uy tín và sự tin cậy của khách hàng, thậm chí có trang bán lẻ bị nhiều khách hàng tố là lừa đảo được đưa lên nhiều mặt báo và mạng xã hội.
Thứ ba là chi phí kết thúc đơn hàng đối với các hợp đồng mua hàng trực tuyến từ nước ngoài thấp hơn chiều ngược lại.
Lý do thứ tư theo VECOM là các nhà sản xuất Việt Nam chưa chú trọng đúng mức tới kênh xuất khẩu trực tuyến, trong khi chất lượng, hình thức, giá cả của nhiều sản phẩm trong nước lại chưa cạnh tranh được với sản phẩm tương tự của nhiều nước khác. Bên cạnh đó, với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp của một nước dễ dàng bán trực tuyến sản phẩm ở nước khác tới thị trường toàn cầu thông qua mạng Internet.
Một mặt theo Hiệp hội Thương mại điện tử, chúng ta cần có sự hỗ trợ để việc mua hàng từ nước ngoài của khách hàng cá nhân Việt Nam tiện lợi hơn. Tuy nhiên, theo đơn vị này cũng cần có các biện pháp giúp đỡ, khuyến khích thương nhân Việt Nam tăng cường các kênh bán lẻ online sản phẩm trong nước cho khách hàng ở nước ngoài, coi đây là một kênh quan trọng thúc đẩy xuất khẩu trong giai đoạn tới.
Về thương mại điện tử xuyên biên giới giữa doanh nghiệp với nhau (B2B), báo cáo trích dẫn số liệu khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương năm 2016 cho hay, tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có tới 32% đơn vị đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài qua kênh online, 11% tham gia các sàn thương mại điện tử và 49% có website.
“Xu hướng các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng các sàn thương mại điện tử quốc tế uy tín ngày càng phổ biến do hiệu quả đem lại từ các mô hình này ngày càng rõ nét và cũng là xu hướng sử dụng của các nhà nhập khẩu toàn cầu”, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.
Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB, đại lý ủy quyền chính thức của Tập đoàn Alibaba tại Việt Nam cho biết, tính đến năm 2016, số lượng tài khoản thành viên ở Việt Nam trên website Alibaba.com đạt mức 500.000 thành viên. Số lượng thành viên tăng trưởng trong 3 năm gần đây trung bình là 100.000 thành viên mỗi năm, cao gấp 10 lần giai đoạn trước 2009.
Khảo sát của VECOM tiến hành trong 3 tháng cuối năm 2016 với 3566 doanh nghiệp ở Việt Nam. Báo cáo cũng chỉ ra các rào cản chính đối với thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2016 vẫn không thay đổi, bao gồm niềm tin của người dùng khi mua sắm trực tuyến còn thấp, thanh toán trực tuyến ít thông dụng, dịch vụ chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chưa đáp ứng nhu cầu.
Tổng hợp từ VnExpess.net
- APA:
Dammio. (2017). Vì sao người Việt ưa thích mua sắm qua Amazon và eBay. https://www.dammio.com/2017/09/30/vi-sao-nguoi-viet-ua-thich-mua-sam-qua-amazon-va-ebay.
- BibTeX:
@misc{dammio,
author = {Dammio},
title = {Vì sao người Việt ưa thích mua sắm qua Amazon và eBay},
year = {2017},
url = {https://www.dammio.com/2017/09/30/vi-sao-nguoi-viet-ua-thich-mua-sam-qua-amazon-va-ebay},
urldate = {2024-09-08}
}
Bây giờ chuyển qua hít Lazada gùi anh admin ui!